banner
Thứ 4, ngày 15 tháng 5 năm 2024
Huyện Ia H’Drai: Hiệu quả từ chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bào dân tộc tộc thiểu số
25-6-2019
Là huyện biên giới, khoảng 62% dân số là người dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, huyện Ia H’Drai đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp quan tâm hỗ trợ hộ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, xóa nghèo, nâng cao đời sống. Trong đó, huyện đã chú trọng phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ sản xuất cho người dân.

Thôn Ia Mung, xã Ia Dom có 120 hộ với hơn 95%  người dân trong thôn là người dân tộc Thái, đang ngày một đổi thay. Cái đói, cái nghèo không còn đeo bám. Đó là thành quả của bà con nơi đây sau bao năm cố gắng. Tinh thần đoàn kết được phát huy, người dân trong thôn giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, người biết hướng dẫn người không biết về khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi trồng.  Đặc biệt, tập trung vào cây con chủ lực phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng địa phương là trồng cà phê, cam và chăn nuôi bò. Trao đổi với chúng tôi, Anh Lữ Văn Chốn, Thôn Ia Mung, xã Ia Dom cho biết: “ Năm nay là năm thứ 5 rồi, vườn cam này gia đình thu được 40 triệu, ngoài ra còn đào ao thả cá, làm vườn điều, phát triển kinh tế gia đình. Trước đây gia đình với thôn xóm vất vả, khoảng từ hai năm tới nay cả làng ai cũng tạm ổn. Thời điểm này gia đình tôi muốn phát triển kinh tế đi lên. Được Nhà nước có chế độ cho vay vốn, dân làng đây có vay và phát triển kinh tế tạm ổn”. 

Mô hình trồng cà phê vối của gia đình Anh Nông Văn Kế (Thôn 8, xã Ia Đal)

Đến thăm mô hình phát triển cây cà phê vối của gia đình Anh Nông Văn Kế, người dân tộc Tày, làm công nhân cạo mủ cao su cho Chi nhánh 716 (Thôn 8, xã Đal).  Nhờ chăm sóc tốt, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên năm nay gia đình Anh Kế đã có thu nhập từ 01 ha cà phê. Đây là diện tích cà phê được Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ từ mô hình trồng cây cà phê vối thuộc chương trình khuyến nông khuyến lâm. Không chỉ vậy, anh còn được xã hướng dẫn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng đầu tư phát triển kinh tế. Anh Nông Văn Kế chia sẻ: “Chi nhánh hỗ trợ một ít đất canh tác, xã hỗ trợ cây giống là cà phê để cho gia đình trồng, chăm sóc, chi nhánh hỗ trợ thêm đất ở để làm nhà, vừa rồi gia đình thu cà phê bói được 40 triệu đồng, so với các năm trước cuộc sống ổn định hơn”.

Giai đoạn năm 2016 – 2019, từ các chương trình, dự án của Nhà nước, huyện đã tiếp nhận và đầu tư gần 20 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 5.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, trong đó phần lớn là hộ DTTS phát triển kinh tế. Nhờ vậy, diện tích cây công nghiệp như cà phê, bời lời, tiêu …vùng đồng bào DTTS ngày càng mở rộng. Đến nay diện tích cây công nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện không ngừng phát triển.

Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng đào tạo nghề, nâng cao trình độ sản xuất cho người DTTS, từ năm 2016-2018 đào tạo nghề ngắn hạn cho gần 150 lao động, giới thiệu cho gần 120 lượt lao động có việc làm ổn định tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện. Đặc biệt, để giúp người dân tự tạo việc làm, tăng thu nhập, từ nguồn ngân sách đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển sản xuất và chăn nuôi. Chị Nông Thị Núi, thôn 2 xã Ia Dom là một trong gần 30 hộ trong thôn có thu nhập ổn định từ nghề chăn nuôi này. Gia đình chị làm công nhân cao su, những thời gian nông nhàn, bà con không có việc làm và được huyện, xã hướng dẫn cách chăm sóc chăn nuôi bò nên giờ đây nhiều hộ dân trong thôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để chăn nuôi bò, lợn, bình quân mỗi con bò chị bán có giá từ 15-20 triệu đồng. Tận dụng các bờ lô, hợp thủy để chăn thả và nhiều loại thức ăn sẵn có trên địa bàn. Chị Núi chia sẻ: “ Được Nhà nước cho vay 50 triệu đồng, gia đình chị đã mua bò về nuôi phát triển kinh tế gia đình, được xã xuống chỉ dẫn cách chăm sóc. Qua đó, tạo điều kiện cho gia đình có thu nhập và ổn định cuộc sống”.

Trong thời gian qua, huyện Ia H’Drai đã tạo điều kiện cho hơn 2.800 lượt hộ được vay vốn với số tiền gần 70 tỷ đồng để phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm, xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ. Qua đó người dân đã từng bước thay đổi tư duy, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, phần lớn hộ DTTS đã mua sắm được các phương tiện như máy cày, máy cắt cỏ, máy tỉa bắp... để phục vụ sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. Anh YHiêng Niê K Siêng Thôn 8,  xã Ia Tơi) cho biết: “Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và các cấp chính quyền hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là quan tâm hỗ trợ vay vốn về hộ nghèo, hỗ trợ mua máy móc phục vụ sản xuất, nên đời sống bà con vùng biên giới có nhiều chuyển biến rõ rệt, đời sống khấm khá hơn so với trước, cơ sở hạ tầng thay đổi nhiều hơn so với trước đây”.

Đời sống người dân vùng đồng bào DTTS đã được nâng lên, góp phần giảm khoảng cách về thu nhập, mức sống, điều kiện sống giữa vùng khó khăn với vùng thuận lợi. Ông Pờ Ly Hảo, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Thực hiện các chương trình chính sách dân tộc trên bàn huyện Ia H’Drai bằng những chính sách của Chính Phủ, của tỉnh, huyện đã triển khai kịp thời đến với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; bằng những chính chương trình chính sách đó đã kịp thời đến với người dân làm thay đổi diện mạo của người dân trên địa bàn, đồng thời huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức rõ vị trí vai trò sự ủng hộ, sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện. Nhằm nâng cao đời sống của người dân từng bước được nâng lên; tuyền truyền vận động người dân chấp hành nghiêm các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, biết vận dụng và áp dụng các khoa học, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất. Tiếp tục đẩy mạnh bằng những nguồn thuộc diện đầu tư của Trung ương, tỉnh xây dựng kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm tại một số nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn”.

 Đến nay, bộ mặt nông thôn vùng DTTS đã khởi sắc rõ nét. Hệ thống giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa khang trang đến các thôn. Nhiều hộ đã xây dựng nhà ở kiên cố, khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã thay đổi rõ nét. Đây là thành quả của chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đồng bào DTTS, cộng với nỗ lực vươn lên của bà con DTTS, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương, tạo ra động lực quan trọng đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ia H’Drai vươn lên thoát nghèo.

 

Bài, ảnh: Anh Tuấn
Số lượt xem:1278
Bài viết liên quan:
public Liên kết website

 

Trang chủ|Đăng nhập
 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN IA H'DRAI - TỈNH KON TUM

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Ia H'Drai.

Người chịu trách nhiệm chính: (Ông) Nguyễn Tiến Dũng - HUV - Phó chủ tịch UBND huyện Ia H'Drai.

Tổ trưởng tổ biên tập: (Ông) Nguyễn Xuân Thái - Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Ia H'Drai - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, huyện Ia H'Drai

Quản lý thường trực: Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.

Email: iahdrai-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02606521999

Chung nhan Tin Nhiem Mang

138902 Tổng số người truy cập: 70 Số người online:
Phát triển:TNC